Shophouse là gì? Ưu, nhược điểm của Shophouse

Menu Đóng
03-08-2023

Một mô hình bất động sản đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư chính là shophouse. Mô hình này được đánh giá là mang đến rất nhiều lợi ích trong kinh doanh và được xem là một lựa chọn đầu tư thông minh. Vậy, Shophouse là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết nhất!

Shophouse là gì?

Shophouse là một loại hình bất động sản độc đáo, kết hợp giữa chức năng lưu trú và kinh doanh. Mô hình bất động sản thương mại này phổ biến tại các quốc gia châu Á như Singapore, Thái Lan, Indonesia, v.v… 

Shophouse là gì? Là mô hình bất động sản kết hợp ở và kinh doanh(Nguồn ảnh: Internet)

Shophouse là gì? Là mô hình bất động sản kết hợp ở và kinh doanh (Nguồn ảnh: Internet)

Thông thường, tòa nhà sẽ có hai hoặc ba tầng, tầng dưới để kinh doanh và không gian sống ở tầng trên. Đặc điểm nổi bật của Shophouse là mặt tiền rộng, thoáng đãng để thu hút sự chú ý của khách hàng và thuận tiện cho việc kinh doanh.

Ưu điểm nổi bật của Shophouse

Shophouse ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư bởi vì loại hình này mang rất nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai. Vậy, ưu điểm của Shophouse là gì? Dưới đây là một số điểm nổi bật mà bạn nên biết.

Vị trí đắc địa

Một trong những ưu điểm nổi bật của Shophouse chính là vị trí đắc địa tại trung tâm các khu vực sầm uất như trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, khu dân cư. Với mặt tiền rộng, Shophouse dễ dàng thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.

Shophouse thường nằm ở những khu đắc địa, đông dân cư(Nguồn ảnh: Internet)

Shophouse thường nằm ở những khu đắc địa, đông dân cư (Nguồn ảnh: Internet)

Số lượng hạn chế giúp tăng giá trị

Shophouse thường được xây dựng dọc theo các tuyến phố trung tâm, vì vậy số lượng Shophouse có hạn. Thông thường, số căn Shophouse chỉ chiếm từ 2 – 3% tổng số lượng căn hộ. Điều này khiến shophouse trở thành loại hình bất động sản khan hiếm, đặc biệt là tại các khu vực sầm uất. Điều này cũng kích thích sự quan tâm của nhà đầu tư nên càng làm tăng thêm giá trị cho các căn shophouse. 

Thiết kế thông minh, có tính ứng dụng cao

Shophouse được thiết kế thông minh và tiện lợi nhằm tối ưu hóa không gian sống và không gian kinh doanh. Tầng trệt thường dành cho không gian kinh doanh với mặt tiền rộng, thuận tiện để trưng bày hàng hoá và thu hút khách hàng. Các tầng trên thường là không gian sống với các phòng ngủ, phòng khách và tiện nghi đầy đủ. Thiết kế này giúp tận dụng hiệu quả diện tích, đồng thời đem lại sự thoải mái cho sinh hoạt gia đình và kinh doanh doanh nghiệp.

Tầng dưới Shophouse dùng để kinh doanh với mặt tiền thoáng đãng(Nguồn ảnh: Internet)

Tầng dưới Shophouse dùng để kinh doanh với mặt tiền thoáng đãng (Nguồn ảnh: Internet)

Thuận tiện di chuyển, đi lại

Với vị trí tại trung tâm thành phố hoặc những khu vực sầm uất, Shophouse thường có sự giao thoa với các tuyến đường chính và hạ tầng giao thông tốt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, đi lại của cư dân và khách hàng. Và đặc biệt là thuận tiện trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng, giúp kích thích nhu cầu mua sắm và tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh tại Shophouse.

Yếu tố thanh khoản tốt là một lợi thế

Do vị trí đắc địa và độc đáo, Shophouse có tính thanh khoản cực tốt. Bởi vì mô hình càng khan hiếm thì giá sẽ nhanh chóng tăng cao và khả năng tìm người mua rất cao. Vì khả năng linh hoạt trong việc chuyển nhượng chính là điểm ấn tượng giúp cho nhà đầu tư quyết định đầu tư vào loại hình bất động sản này. 

Shophouse là loại hình bất động sản có tính thanh khoản cao

Shophouse là loại hình bất động sản có tính thanh khoản cao (Nguồn ảnh: Internet)

Đầu tư sinh lời

Chính bởi sự kham hiếm, số lượng hạn chế mà Shophouse thường có xu hướng tăng giá theo thời gian. Điều này thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lời. 

Nếu bạn biết cách đầu tư thì tỷ lệ khai thác có thể lên đến 10 – 12%/ năm (lãi suất cao gấp đôi ngân hàng). Bởi vì việc mua Shophouse không chỉ mang lại thu nhập từ việc cho thuê mặt bằng mà còn tiềm năng gia tăng giá trị tài sản theo thời gian.

Một số nhược điểm của Shophouse 

Mặc dù Shophouse có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm như giá thành cao, lợi nhuận kinh doanh không bền vững và thời gian sở hữu bị giới hạn. Đây  là những yếu tố cần được xem xét cẩn thận trước khi đầu tư vào loại hình bất động sản này.

Giá thành cao 

Shophouse có giá thành cao hơn so với các loại hình bất động sản khác trong cùng dự án. Bởi vì nằm ở vị trí đắc địa và tích hợp giữa không gian sống và kinh doanh nên giá trị của Shophouse tăng lên đáng kể. Cũng chính bởi điều này nên bạn sẽ phải đầu tư một số tiền lớn khi mua một Shophouse. Đây cũng vô tình trở thành rào cản lớn đối với nhà đầu tư và người mua có nguồn tài chính hạn chế.

Mức giá của Shophouse nằm ở khu vực trung tâm đắc địa sẽ rất cao (Nguồn ảnh: Internet)

Mức giá của Shophouse nằm ở khu vực trung tâm đắc địa sẽ rất cao (Nguồn ảnh: Internet)

Lợi nhuận kinh doanh không bền vững

Shophouse chủ yếu dựa vào doanh thu từ việc cho thuê không gian kinh doanh tại tầng trệt. Có nghĩa là nếu chất lượng dân cư khu vực tốt thì tiềm năng phát triển kinh doanh mới có tính khả qua. Còn nếu khu vực xung quanh Shophouse không có nhiều dân cư hoặc đối tượng khách hàng tiềm năng thì việc kinh doanh tại đây có thể gặp khó khăn.

Thời gian sở hữu bị giới hạn 

Thời gian sở hữu shophouse thường bị giới hạn so với các loại hình bất động sản khác. Thông thường, thời gian sở hữu shophouse chỉ kéo dài từ 50 – 70 năm tùy theo quy định của pháp luật. Sau thời gian này, chủ nhân Shophouse sẽ phải tái đàm phán với chủ sở hữu hoặc phải chuyển nhượng lại cho chủ mới để gia hạn thời gian thuê.

Shophouse chỉ cho phép thuê trong thời gian ngắn hạn(Nguồn ảnh: Internet)

Shophouse chỉ cho phép thuê trong thời gian ngắn hạn (Nguồn ảnh: Internet)

Cần quản lý và bảo trì phức tạp

Vì Shophouse kết hợp cả không gian sống và không gian kinh doanh nên việc quản lý và bảo trì trở nên phức tạp hơn so với các loại hình bất động sản chỉ tập trung vào một mục đích duy nhất. Bạn cần có kế hoạch quản lý thông minh để đảm bảo duy trì sự tiện lợi và thoải mái cho cuộc sống và kinh doanh.

Có nên đầu tư vào shophouse hay không?

Thị trường bất động sản có nhiều tiềm năng phát triển nên các nhà đầu tư luôn muốn “nhảy” vào, đặc biệt là với mô hình shophouse. Bởi vì loại hình này có khả năng sinh lợi nhuận rất cao và ít rủi ro. Do đó, việc đầu tư vào mô hình này được xem là một quyết định thông minh và sáng suốt, mang tính chiến lược.

Shophouse là một thị trường bất động sản giàu tiềm năng mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua(Nguồn ảnh: Internet)

Shophouse là một thị trường bất động sản giàu tiềm năng mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua (Nguồn ảnh: Internet)

Vậy, những lưu ý dưới đây của Refico có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đạt hiệu quả cao hơn:

  • Tiềm năng phát triển của khu vực: Shophouse nên được đầu tư ở các khu vực có tiềm năng phát triển cao, đặc biệt là các khu vực sầm uất, gần trung tâm thành phố và các trung tâm thương mại lớn. Đây đều là những khu vực đông dân cư, họ đều là những người có mức thu nhập cao, chất lượng sống tốt nên sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh doanh.
  • Ngân sách đầu tư: Giá thành shophouse khá cao, vì vậy việc đầu tư vào shophouse cần được tính toán cẩn thận để tránh rủi ro. Nhà đầu tư có thể đánh giá biến động thị trường để đưa ra quyết định chính xác nhất. 
  • Nhu cầu thị trường: Việc đầu tư vào shophouse cần phải đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại và có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Khi nghiên cứu đến yếu tố này sẽ giúp đảm bảo rằng Shophouse có thể thu hút khách hàng và đem lại lợi nhuận cao.

Có thể nói, shophouse là mô hình bất động sản thông minh, tiện lợi khi có thể kết hợp giữa chức năng kinh doanh và chức năng nhà ở. Shophouse có nhiều ưu điểm nổi bật như vị trí đắc địa, thiết kế thông minh và tính thanh khoản cao nhưng cũng tồn tại một số rủi ro. Nhìn chung, đây là một mô hình đáng để đầu tư nhưng cần tính toán kỹ, cân nhắc trước để tránh rủi ro và đảm bảo lợi nhuận cho mình.

Tin tức liên quan

Liên hệ

Tin nhắn