Tiêu chuẩn LEED là gì? Tiêu chí đánh giá tòa nhà theo LEED

Menu Đóng
02-09-2023

Trong thế kỷ 21, con người dần nhận thấy những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến môi trường, do đó việc xây dựng các công trình bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy, tiêu chuẩn LEED được đặt ra nhằm nâng cao ý thức về môi trường trong việc xây dựng các tòa nhà cao ốc hoặc dự án chung cư. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này.

LEED là gì?

Tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là một hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận quốc tế, được phát triển và quản lý bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC – United States Green Building Council). LEED tập trung vào việc xây dựng và quản lý các công trình xanh, nhằm thúc đẩy sự bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững trong ngành xây dựng.

Tiêu chuẩn LEED là gì? Tiêu chí đánh giá tòa nhà theo LEED

Tiêu chuẩn LEED là gì? Tiêu chí đánh giá tòa nhà theo LEED

Mục tiêu của tiêu chuẩn LEED là tạo ra các công trình xây dựng hiệu quả về năng lượng, thân thiện với môi trường và có tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống của con người.

Vai trò của chứng chỉ LEED

Tiêu chuẩn LEED đóng một vai trò quan trọng trong ngành xây dựng như sau:

  • Đối với việc thiết kế và xây dựng các công trình mới: LEED buộc phải đưa ra tiêu chuẩn cho việc xây dựng các công trình xanh một cách toàn diện. Đồng thời hỗ trợ cho các đơn vị xây dựng được một công trình có lợi cho sức khỏe, tối ưu hóa sử dụng nguồn nguyên liệu và tiết kiệm chi phí. Điều này đồng nghĩa với việc thúc đẩy sự phát triển bền vững trên mọi khía cạnh của ngành xây dựng.
  • Đối với việc cải tiến công trình hiện có: Các công trình đã hoạt động trong một thời gian dài thường có khả năng sử dụng thấp và gây lãng phí nguồn năng lượng. LEED đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng của các công trình hiện có, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí sử dụng các nguồn năng lượng và tài nguyên nước một cách hiệu quả nhất.
  • Đối với việc cải tạo không gian sống: Để đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi cho người dùng, các giải pháp của tiêu chuẩn LEED trong việc xây dựng các công trình xanh giúp các nhà xây dựng tạo ra không gian sống có lợi cho sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. LEED thúc đẩy sự tập trung vào sức khỏe và môi trường trong thiết kế và xây dựng không gian sống bên trong tòa nhà.
Mục tiêu của LEED là thúc đẩy tái tạo không gian sống xanh, bảo vệ môi trường

Mục tiêu của LEED là thúc đẩy tái tạo không gian sống xanh, bảo vệ môi trường

Phân loại chứng nhận LEED

Chứng chỉ LEED được phân thành nhiều loại dựa trên mục tiêu và loại hình công trình. Dưới đây là các loại chứng chỉ LEED cụ thể:

  • LEED BD+C (Building Design and Construction) áp dụng cho các dự án xây mới hoặc dự án cải tạo lớn.
  • LEED ID+C (Interior Design and Construction) áp dụng cho việc hoàn thiện nội thất thương mại trong các tòa nhà như văn phòng hoặc cửa hàng bán lẻ. 
  • LEED O+M (Building Operations and Maintenance) dành cho các công trình đã hoàn thành và đang trong quá trình vận hành.
  • LEED ND (Neighborhood Development) áp dụng cho các dự án phát triển khu đô thị hoặc khu phức hợp.
  • LEED Homes áp dụng cho các dự án nhà ở đơn lẻ hoặc dự án nhà chung cư và nhà ở tầng thấp.

Thang điểm đánh giá tiêu chuẩn LEED trong xây dựng

Chứng chỉ LEED dựa trên hệ thống tích điểm và để đạt được, các công trình kiến trúc cần phải thực hiện đủ các tiêu chuẩn và thu thập điểm tín chỉ theo từng hạng mức. Điểm tín chỉ càng cao, cho thấy dự án xây dựng đó đạt được mức độ bền vững và thân thiện với môi trường cao hơn. Dự án có thể đạt được các cấp độ chứng chỉ sau:

  • Certified (Điểm từ 40–49): Dự án đạt mức chứng nhận này đã tuân thủ một số tiêu chuẩn và đạt được một số điểm tín chỉ.
  • Silver (Điểm từ 50–59): Dự án đạt cấp độ Bạc đã thực hiện nhiều tiêu chuẩn và thu thập nhiều điểm tín chỉ hơn.
  • Gold (Điểm từ 60–79): Dự án đạt cấp độ Vàng đã thực hiện một số tiêu chuẩn và thu thập nhiều điểm tín chỉ, cho thấy cam kết cao hơn với bền vững và bảo vệ môi trường.
  • Platinum (Trên 80 điểm): Đây là cấp độ cao nhất của chứng chỉ LEED, chỉ dành cho các công trình kiến trúc thực hiện nhiều tiêu chuẩn và thu thập rất nhiều điểm tín chỉ, cho thấy cam kết mạnh mẽ với bền vững và môi trường sống.
Phân loại và thang điểm chứng nhận đạt tiêu chuẩn LEED (Nguồn Internet)

Phân loại và thang điểm chứng nhận đạt tiêu chuẩn LEED (Nguồn Internet)

Các tiêu chí đánh giá tòa nhà theo chuẩn LEED

Các tiêu chí đánh giá tòa nhà theo chuẩn LEED bao gồm một loạt các yếu tố quan trọng về thiết kế, xây dựng và vận hành tòa nhà để đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường. Dưới đây là một số tiêu chí thường thấy trong hệ thống đánh giá LEED:

  • Địa điểm và hệ thống giao thông lân cận: Bao gồm các tuyến đường xung quanh, vị trí địa lý, chính sách thúc đẩy giao thông công cộng và phát triển xanh trong khu vực.
  • Năng lượng: Bao gồm hệ thống chiếu sáng, làm mát, và tiết kiệm điện năng.
  • Tài nguyên và nhiên liệu: Bao gồm sử dụng nguyên liệu tái chế và giảm lượng rác thải xây dựng.
  • Môi trường trong tòa nhà: Bao gồm chất lượng không khí và nước, kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ và thiết kế thân thiện với người dùng.
  • Không gian xanh: Bao gồm việc sử dụng cây cối và hệ thống thoát nước trong và xung quanh tòa nhà.
  • Sự đổi mới: Đánh giá các biện pháp đột phá và sáng tạo trong việc thiết kế và xây dựng tòa nhà để tối ưu hóa tính bền vững và tiết kiệm năng lượng.
Không gian xanh xung quanh tòa nhà là một trong những tiêu chí chuẩn LEED

Không gian xanh xung quanh tòa nhà là một trong những tiêu chí chuẩn LEED

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn LEED và các tiêu chí để đánh giá một công trình theo chuẩn chứng chỉ LEED. 

Tin tức liên quan

Liên hệ

Tin nhắn