Vì sao kiến trúc bền vững trở thành xu hướng?

Menu Đóng
17-10-2023

Kiến trúc bền vững là một tiêu chuẩn mới trong ngành xây dựng, nhằm hướng đến sự an toàn, thân thiện với môi trường thông qua việc tối ưu nguồn năng lượng, tái chế rác thải, bổ sung thảm thực vật,… cho một dự án nhà ở, trường học, bệnh viện nào đó. Vậy, cụ thể kiến trúc bền vững là gì? Tầm quan trọng của việc xây dựng kiến trúc bền vững đối với nền kinh tế, xã hội là như thế nào? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài viết sau.  

Kiến trúc bền vững là gì?

Kiến trúc bền vững là một phương pháp thiết kế, xây dựng các công trình và không gian sống tiến bộ. Kiểu kiến trúc này đặt ra những tiêu chuẩn nhằm đảm bảo sự bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 

Một dự án đạt chuẩn cần đảm bảo sự bền vững về mặt kinh tế, xã hội, môi trường (Nguồn Internet)

Một dự án đạt chuẩn cần đảm bảo sự bền vững về mặt kinh tế, xã hội, môi trường (Nguồn Internet)

Mục tiêu của kiến trúc bền vững là tạo ra các công trình cũng như không gian sống có khả năng tồn tại và phát triển trong thời gian dài mà không gây hại đến môi trường tự nhiên hay làm tăng gánh nặng xã hội. Đồng thời, kiểu kiến trúc này cũng hướng đến cung cấp môi trường sống lành mạnh và thoải mái cho cư dân.

Tầm quan trọng của kiến trúc bền vững

Kiến trúc bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội và môi trường từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm:

  • Bảo vệ môi trường thông qua việc tái tạo nguồn tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, xây dựng biện pháp xử lý chất thải, nhờ đó có thể giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm không khí, nước, đất đai, bảo vệ sự đa dạng sinh học và ngăn chặn những biến đổi khí hậu.
  • Tiết kiệm nguồn tài nguyên: Các tiêu chuẩn của kiến trúc bền vững đề cao việc sử dụng tài nguyên tái tạo và tối ưu hóa nguồn tự nhiên thay vì khai thác một cách vô tội vạ. Nhờ đó có thể giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên quý giá và làm nhẹ bớt gánh nặng khai thác.
Công trình bền vững có thể giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên. (Nguồn Internet)

Công trình bền vững có thể giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên. (Nguồn Internet)

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Kiến trúc bền vững cũng rất đề cao tính an toàn, tiện nghi, thoải mái trong không gian sống, làm việc của mỗi người. Điều này được thể hiện thông qua các thiết kế kiến trúc thông minh, dựa trên nguyên tắc nhân văn và quan tâm đến sức khỏe.
  • Tạo động lực cho sự phát triển và thay đổi của xã hội thông qua việc thay đổi dần thói quen sinh hoạt cũng như nhận thức của người dân về vấn đề môi trường, giúp tạo ra cộng đồng cư dân văn minh, luôn hành động hướng đến môi trường. 

Đặc điểm của một công trình “đạt chuẩn” kiến trúc bền vững

Một công trình “đạt chuẩn” kiến trúc bền vững thường sở hữu nhiều đặc điểm quan trọng, nhằm đảm bảo tính ổn định từ mặt kinh tế, xã hội cho đến môi trường. Dưới đây là một số đặc điểm chính của một công trình kiến trúc bền vững:

  • Tiết kiệm năng lượng, bao gồm việc cải thiện phương pháp cách nhiệt, phương án sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ năng lượng Mặt Trời hoặc gió, ngoài ra còn cần tối ưu hệ thống làm mát hoặc sưởi ấm.
  • Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường hoặc được sản xuất từ địa phương.
Nên ưu tiên vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường

Nên ưu tiên vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường

  • Quản lý nước hiệu quả thông qua việc xây dựng hệ thống kiểm soát nguồn nước sạch hợp lý, dự trữ nước mưa và xử lý nước thải.
  • Bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực, bao gồm việc bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan và động thực vật địa phương. 
  • Tạo điều kiện sống tốt cho cư dân thông qua việc thiết kế kiến trúc ưu tiên không gian mở, bố trí cảnh quan, đem lại không khí trong lành, cải thiện sức khỏe cho cư dân.
  • Các thiết kế bền vững cũng có thể dự đoán được “kịch bản” biến đổi khí hậu và đối phó mùa mưa bão thông qua việc xây dựng cột thu lôi, hệ thống thoát nước, dự trữ nước mưa hay dùng pin năng lượng Mặt Trời vào mùa nắng nóng kéo dài nhằm tiết kiệm tài nguyên tại ra điện năng. 

Các hệ thống đánh giá công trình kiến trúc bền vững phổ biến

Các tiêu chuẩn và hệ thống đánh giá một công trình kiến trúc có bền vững hay không có thể khác nhau trên toàn cầu và có thể phụ thuộc vào từng quốc gia. Dưới đây là một số tiêu chuẩn và hệ thống đánh giá quan trọng cho công trình kiến trúc bền vững được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới:

LEED là tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh - bền vững

LEED là tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh – bền vững

  • LEED (Leadership in Energy and Environmental Design): LEED là hệ thống xếp loại dự án dựa trên các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng, sử dụng vật liệu bền vững, quản lý chất lượng nguồn nước, nước thải, không khí trong và ngoài nhà.
  • BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method): BREEAM là hệ thống đánh giá phát triển tại Vương quốc Anh với các tiêu chí tương tự.
  • Green Globes: Đây là một công cụ đánh giá dự án xây dựng bền vững, tập trung vào hiệu suất năng lượng, môi trường nội thất và quản lý dự án.
  • Living Building Challenge: Tiêu chuẩn Living Building Challenge đặt mục tiêu tạo ra các công trình có hiệu suất năng lượng tốt, sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo và không gây tác động tiêu cực lên môi trường.
  • EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies): EDGE tập trung vào việc tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
  • LOTUS: Đây là thước đo công trình bền vững được xây dựng riêng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á với nhiều cấp độ khác nhau. 
Các cấp độ đánh giá của LOTUS

Các cấp độ đánh giá của LOTUS

Phương pháp thiết kế kiến trúc bền vững

Phương pháp thiết kế kiến trúc bền vững yêu cầu phải có sự xem xét tổng thể về các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường nhằm tạo ra các công trình có khả năng tồn tại và phát triển trong thời gian dài mà không gây hại đến môi trường, xã hội.

Để tạo ra một thiết kế kiến trúc bền vững, người ta thường bắt đầu bằng việc đánh giá tổng thể dự án, xác định mục tiêu, đặt kế hoạch và xác định các yếu tố quan trọng như vị trí, môi trường, nguồn tài nguyên và người sử dụng.

Sau đó là tối ưu hóa thiết kế để giảm tiêu thụ năng lượng, ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Đồng thời đưa ra giải pháp quản lý và xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Đề cao môi trường là nhiệm vụ của các tiêu chuẩn kiến trúc. (Nguồn Internet)

Đề cao môi trường là nhiệm vụ của các tiêu chuẩn kiến trúc. (Nguồn Internet)

Ngoài ra, một điều quan trọng mà bất kỳ công trình bền vững nào cũng sở hữu đó chính là thảm thực vật. Công trình cần được ưu tiên bổ sung bãi cỏ, cây xanh cho bóng mát để cải thiện chất lượng không khí, giảm nhiệt độ và tạo ra môi trường sống lý tưởng cho cộng đồng dân cư. Mặt khác, trước sự phát triển của khoa học, công nghệ, đừng bỏ qua yếu tố tích hợp công nghệ thông minh, nhằm đem lại trải nghiệm sống tiện nghi, tối ưu. 

Nói tóm lại, phương pháp thiết kế kiến trúc bền vững tập trung vào các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường, đòi hỏi sự sáng tạo trong việc tìm kiếm các giải pháp đáng tin cậy, đem lại hiệu quả cho mỗi dự án. 

Kiến trúc bền vững không chỉ là xu hướng mà còn là một lời cam kết với tương lai. Bằng cách tích hợp các nguyên tắc và phương pháp thiết kế bền vững, chúng ta có thể xây dựng những công trình đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo vệ môi trường, tài nguyên cho thế hệ tới. Kiến trúc bền vững tạo ra không gian sống tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tin tức liên quan

Liên hệ

Tin nhắn